Freidrich Nietzsche đã từng nhận xét như sau: Thượng đế đã chết! Một lời nhận xét vẫn còn là chủ đề bàn cãi của bao nhiêu triết gia, biết bao nhiêu người mong muốn trả lại sự sống cho Thiên Chúa. Nhưng ta có thể đặt câu nói của Nietzsche vào bối cạnh hiện tại: Thượng đế đã mất những chiến sĩ giỏi nhất để bảo vệ chính mình, chỉ vì những chiến sĩ đó chỉ lo tìm kiếm sự an phận.
An phận, là thái độ tìm kiếm chỗ an toàn, ẩn nấp cho một cuộc đời sóng gió và đau khổ. Nó còn là trốn tránh trách nhiệm với cuộc đời, với vận mệnh của tất cả những cay đắng của con người thời đại, với cái sứ mạng phải dấn thân cho thế giới. An phận là tìm đến một buổi sáng yên lặng trên mặt hồ và quay lưng lại với tất cả những sóng gió của cuộc đời, của thế giới.
Cái vỏ bọc cho nó chính là sự bình an, đúng hơn là sự lãnh đạm được phiên dịch sai. Ta chẳng lạ gì khi một bề trên hỏi tất cả những tập sinh hay những bề giới của mình, bản năng an phận sẽ nói rằng: con bình an, chẳng có điều gì xảy ra cả. Nhưng khi hỏi thêm rằng, con bình an thế nào, con đã làm gì để có được sự bình an đó, họ sẽ im lặng, bối rối. Thực sự khái niệm bình an của họ, đơn giản là, con không thấy lo lắng gì cả về những điều xung quanh, con thấy an phận.
Bản năng giải trừ cái áp lực của thời đại chính là một chìa khóa cho ta hiểu được về sự an phận. Người Việt thích sự an phận, ít là trong đời tu, nơi mà ít ra họ chẳng lo phải bươn chải, chẳng phải lo những gánh nặng vượt sức, họ thấy an bình với phận “tu sĩ”, vốn hết sức được kính trọng. Cái bấp bênh của hệ thống kinh tế, chính trị, văn hóa và sự an toàn, được kính trọng trong đời tu đã rút cạn nhưng đam mê của nhiều tu sĩ, để gieo vào chính họ hạt giống yếu ớt: an phận, những hạt giống chỉ tạo nên những cái xác không hồn.
Thượng đế đã chết, vì Ngài đã từng nói: thuộc hạ của tôi đã không chiến đấu để bảo vệ tôi. Ngài đã chết chì vì những kẻ xem chừng như gần Ngài nhất đã không muốn cùng Ngài đối diện với những sóng gió của trần gian với đam mê, thất bại, cay đắng, nước mắt, đau khổ và bình an, họ muốn an phận.
Trong thần thoại Hy Lạp, Heracles là một anh hùng đang đứng trước ngã rẽ cuộc đời, ông phải chọn lựa hai trinh nữ, một người đại diện cho cuộc sống đức hạnh, một người đại diện cho cuộc sống xấu xa. Người đại diện cho cuộc sống khổ hạnh, người đại diện cho sự lười biếng, Nhân vật Đức Hạnh nói : Chàng phải sự dụng cơ thể như công cụ cho trí óc, và phải luyện tập trí óc với mồ hôi và nước mắt. Nhân vật xấu xa đưa ra một lời khuyên, cô ta thét lên: Chờ đã, chàng không thấy rằng tìm được niềm vui trên con đường cô ta quả quá vất vả sao? Đến với thiếp, đến với con đường dễ dàng cùng thiếp”
Cô ta, kẻ xấu xa, còn có một tên khác buồn tẻ hơn: an phận !
Bút chì nhỏ!